Cơ Khí Hoàng Trung chuyên nhận thi công nhà xưởng mái tôn, nhà tiền chế mái tôn, nhà kho mái tôn,... theo yêu cầu của quý khách hàng. Gọi ngay đến Hotline/Zalo: 0971.501.427 để được tư vấn ngay nhé!
Mái tôn nhà xưởng là gì?
Mái tôn nhà xưởng là loại hình mà mái của nhà xưởng được lắp đặt, thiết kế bằng mái tôn. Điều này giúp che chắn, bảo vệ công trình khỏi những tác động có hại đến từ môi trường như: mưa, nắng, bão,..
Mái tôn nhà xưởng thường được sử dụng cho các nhà xưởng có kết cấu khung thép tiền chế. Phần mái thì được lợp tôn và có tác động lực đối với phần khung thép phía dưới.
Với mô hình lắp đặt này có tính di động, thi công nhanh chóng vô cùng. Đặc biệt là chi phí đầu tư thấp, do vậy nên đa số các nhà đầu tư đều sử dụng.
Ưu và Nhược điểm khi thi công mái tôn nhà xưởng
Ưu điểm nổi bật của thi công mái tôn nhà xưởng:
Thi công mái tôn nhà xưởng hiện đang là phương án được nhiều chủ đầu tư lựa chọn để lắp đặt cho các nhà xưởng, kho hàng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của mái tôn:
Tiết kiệm chi phí:
Việc thi công mái tôn nhà xưởng có giá thành rẻ hơn so với thi công mái ngói, cốt thép bê tông. Đồng thời, trọng lượng mái tôn sẽ nhẹ hơn, vì thế sẽ không làm tăng trọng lực vào phần khung, giúp công trình bền bỉ, ít phải sửa chữa.
Mái tôn nhà xưởng thường được làm bằng thép không gỉ, nhôm và các hợp kim khác. Do đó, thi công mái tôn nhà xưởng chống chịu được trong các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết như mua, gió, bão… Đồng thời, tấm lợp tôn có thể sử dụng từ 20 đến 40 năm nếu được áp dụng biện pháp thi công đúng kỹ thuật.
Thi công nhanh chóng:
Việc lắp đặt tấm lợp kim loại trong thi công mái tôn nhà xưởng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn sử dụng các vật liệu khác, đặc biệt là khi sử dụng các thiết kế có đường cong lớn hay dạng sóng. Mái tôn có thể lắp đặt tại nhiều địa hình như: khung mở, bề mặt rắn hoặc ở công trình đã thi công xong.
Độ bền cao:
Mái tôn có độ bền từ 20 đến 40 năm nhờ trọng lượng nhẹ nên có thể hoạt động bền bỉ theo thời gian. Đồng thời, thi công mái tôn nhà xưởng giúp chống hoen gỉ và bào mòn từ các yếu tố bên ngoài cũng như chống chịu lại sự khắc nghiệt của thời tiết.
Tính thẩm mỹ cao:
Thi công mái tôn nhà xưởng không chỉ đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau. Giúp bạn dễ dàng tìm được sản phẩm ưng ý và nâng cao vẻ đẹp cho công trình. Đồng thời, tấm lợp bằng tôn có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác như ngói và bê tông, giúp đảm bảo kết cấu cho móng.
Thoát nước nhanh:
Tấm lợp tôn có cấu tạo bề mặt sáng bóng, khi thi công mái tôn nhà xưởng sẽ có độ dốc mái giúp thoát nước nhanh và tránh được tình trạng dột nước mái khi trời mưa.
Nhược điểm khi thi công mái tôn nhà xưởng
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, thi công mái tôn nhà xưởng cũng có một vài nhược điểm dưới đây:
Dễ hoen gỉ:
Dưới sự tác động của thời tiết, thi công mái tôn nhà xưởng dễ gặp tình trạng hoen gỉ nến không đảm bảo sạch sẽ để ngăn chặn tình trạng ăn mòn của tôn.
Tính dẫn nhiệt:
Khi thi công mái tôn nhà xưởng cần có các phương án chống nóng hữu hiệu để giảm tình trạng nóng. Hiện nay, có thể sử dụng mái tôn chống nóng giúp giảm tính dẫn nhiệt hiệu quả hơn. Có thể kết hợp lắp quả cầu inox thông gió trên mái tôn thông qua đơn vị Inox Hoàng Ngọc.
Xem thêm tại đây: inoxhoangngoc.com/dich-vu-thi-cong-lap-dat-qua-cau-thong-gio/
Dễ bị tốc mái:
Khi thi công mái tôn nhà xưởng nếu thi công không đảm bảo kỹ thuật, trọng lượng mái nhẹ nên thi gió bão lớn rất dễ bị tốc mái.
Cấu tạo mái tôn nhà xưởng
Được ưa chuộng bởi tính linh động, gọn nhẹ, bởi vậy, không quá bất ngờ khi các loại mái tôn có cấu tạo khá đơn giản, gồm 3 phần cơ bản sau:
Hệ thống khung:
Đây chính là phần sẽ phải chịu tải trọng lớn nhất gồm sắt hộp và ống sắt. Người sử dụng cần cân nhắc kĩ trong việc lựa chọn loại vật liệu này, sao cho phù hợp và đảm bảo chắc chắn để chịu được các yếu tố thời tiết thay đổi. Đặc biệt là đối với các công trình có diện tích và mặt bằng lớn.
Hệ thống kèo và tôn lợp:
Tương tự như khung sắt, khi sử dụng, chúng ta cũng cần chú ý đến diện tích và vật liệu để sản phẩm tạo ra đạt hiệu suất tốt nhất.
Hệ thống ốc vít:
Các kiến trúc sư cho rằng, nên ưu tiên chọn các loại ốc vít được làm bằng inox mạ crome, bởi chúng vừa có độ cứng cao và khả năng chịu ăn mòn tốt. Hơn nữa, hệ thống cao su phải khít nhằm hạn chế nước mưa thấm vào. Thêm vào đó, nên sử dụng thêm keo kết dính để tăng độ bền của hệ thống.